Hà Nội: Hội thảo khoa học Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc

PSO - Ngày 07/4/2021 (nhằm ngày 26/2 năm Tân Sửu), tại Hội trường Viện nghiên cứu Tôn giáo số 27 (phố Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Hội đồng Trị sự TƯ GHPGVN, Ban Tôn giáo TP. Hà Nội và Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc.

Quang cảnh Hội thảo

Chủ tọa và tham dự Hội thảo có HT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN; TT. Thích Thọ Lạc – UV Thư ký HĐTS, Trưởng ban Văn hóa TƯ; PGS,TS. Chu Văn Tuấn - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng Ban Tôn giáo TP. Hà Nội; bà Phạm Thị Thu Huyền - Phó Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân huyện Thanh Trì cùng chư Tôn đức trong HĐTS, quý Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni các Ban ngành Trung ương và các đại biểu, các nhà khoa học, học giả đến từ nhiều cơ quan nhà nước, các đơn vị nghiên cứu đồng tham dự.

HT. Thích Thanh Nhiễu đã phát biểu khai mạc, nhấn mạnh “Hội thảo về Sư bà Phương Dung là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo thời kỳ đầu công nguyên. Đây không phải là đề tài phổ thông và dễ thực hiện, bởi lẽ, tư liệu về lịch sử Phật giáo cách nay 2000 năm thật sự hiếm hoi, nhất là trong bối cảnh đất nước ta trải qua hàng ngàn năm liên tục bị tàn phá bởi thiên tai, chiến tranh. Tuy nhiên, đây lại là một đề tài rất hấp dẫn và cuốn hút đối với những ai muốn khám phá về Phật giáo thời kỳ này”.

HT. Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất kỳ vọng trong Hội thảo khoa học lần này, từ góc nhìn khác nhau của các nhà khoa học để đánh giá một cách khách quan về Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu công nguyên nói chung, về Sư bà Phương Dung đối với đạo pháp và dân tộc nói riêng; trên cơ sở đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có thêm được những tư liệu quý giá để tô bồi vào những trang sử vẻ vang, hào hùng của Phật giáo Việt Nam cách đây 2000 năm lịch sử, để cho thế hệ hậu duệ trong hiện tại và tương lai tưởng nhớ, học tập và tiếp bước noi theo những tấm gương sáng của chư vị tiền bối Tổ sư.

Tại Hội thảo đã tiếp nhận hơn 35 bài tham luận của chư Tôn đức GHPGVN và các Giáo sư, Tiến sĩ, các học giả. Hội thảo đã tập trung thảo luận về một số nội dung như: Phân tích bối cảnh lịch sử và tình hình Phật giáo thời Hùng Vương, đưa ra dấu vết Phật giáo thời Hùng Vương và Trưng Vương qua một số di tích để nhận diện về Sư bà Phương Dung.

Thay mặt Trung ương GHPGVN, TT. Thích Đức Thiện phát biểu “qua Hội thảo cho thấy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có góc nhìn toàn diện về Sư bà Phương Dung với đạo pháp và dân tộc. HĐTS GHPGVN mong muốn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tiếp tục có những nghiên cứu, không chỉ là Sư bà Phương Dung mà còn có một số Sư Ni trong thời kỳ Hai Bà Trưng. Từ đó sớm có kế hoạch để tôn vinh, tu tạo, bảo tồn lăng mộ của Sư bà Phương Dung cũng như là các di tích đình, chùa Yên Phú”.

TT. Thích Đức Thiện thay mặt Trung ương GHPGVN phát biểu tại Hội thảo

Thay mặt chủ trì hội thảo, PGS.TS Chu Văn Tuấn tổng kết khẳng định Hội thảo lần này đã giúp chúng ta làm rõ về cuộc đời cũng như những đóng góp của Sư bà Phương Dung đối với đạo pháp và dân tộc. Qua đó giúp chúng ta có những nhận thức nhiều hơn về triều đại Hùng Vương, về lịch sử của dân tộc và đặc biệt hiểu hơn về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Có thể thấy rõ triều đại Hùng Vương đã được xác định một cách rõ ràng hơn và qua đó hội thảo cũng chỉ ra Phật giáo đã xuất hiện trước thời kỳ Hai Bà Trưng cũng như triều đại Hùng Vương.

PGS.TS Chu Văn Tuấn phát biểu tổng kết Hội thảo

Hội thảo đã kết thúc thành công với những ý nghĩa to lớn. Hội thảo không chỉ là những gợi mở nghiên cứu, là diễn đàn để cập nhật thông tin được đầy đủ hơn về sự đóng góp của Sư bà Phương Dung, mà còn là nơi tạo ra diễn đàn mở, tạo ra cơ hội kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước về Tôn giáo và những nhà tu hành Phật giáo trên cả nước để tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan tới Phật giáo Việt Nam.

TT. Thích Thọ Lạc phát biểu cảm tạ của Ban tổ chức

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Công Tây

 
Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online