15/08/2018 13:25

TP.HCM: Chùa Huyền Trang tổ chức Lễ húy nhật và lễ Vu lan Thắng hội

PSO – Hôm nay ngày 15/8/2018 (nhằm ngày 5/7 Muật Tuất) chùa Huyền Trang ngụ tại đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM do hòa thượng Thích Như Tín trụ trì đã tổ chức lễ huý nhật hòa thượng Tăng Cang thượng Thiện hạ Quả và lễ Vu lan Thắng hội để thể hiện tâm thành báo đáp thâm ân sư trưởng và thâm ân phụ mẫu trong muôn một. Về tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Tịnh Hạnh, Thành viên HĐCM TƯ GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Tánh, Phó chủ Tịch HĐTS, Trưởng Ban Kiểm Soát TƯ GHPGVN, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Đức, Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban Kiểm Soát TƯ, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Huệ Trung, Chứng minh BTS GHPGVN quận Tân Bình; HT.Thích Huệ Danh, Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; TT.Thích Thiện Quý, Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Cùng chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, chư Đại đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Bình, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tổ đình, Tự viện đã quang lâm chứng minh cho buổi lễ. Chư Tôn Hòa thượng chứng minh và tham dự Lễ húy nhật và lễ Vu lan Thắng hội đã thắp hương tưởng niệm giác linh đại lão hòa thượng Thích Thiện Quả ân sư của Hòa thượng Thích Như Tín, nguyên trụ trì Tổ đình Chúc Thánh.

Trong buổi lễ cúng dường Trai Tăng, HT.Thích Giác Liêm, Ủy viên HĐTS, Phó văn Phòng 2 TƯ GHPGVN, đãi lao HT.Thích Như Tín dâng lời tác pháp cúng dường đến chư Tôn đức chứng minh. Trong lời tác bạch, Hòa thượng cảm niệm công đức của chư Tôn thiền đức vì tình linh sơn pháp lữ chấn tích quang lâm về chùa Huyền Trang chứng minh cho buổi lễ và hòa thượng đã nhắc lại sơ lược hành trạng của cố đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Quả đã đóng góp cho nền Phật pháp nước nhà. Sau lời tác bạch của Hòa thượng Giác Liêm chư Tôn hòa thượng chứng minh đã niệm Phật thay cho lời hứa khả và quý Phật tử dâng tịnh tài, tịnh vật cúng dường theo sự hướng dẫn của hòa thượng Thích Như Tín.

Sau đây là tuổi sử của Hòa thượng thượng Thiện hạ Quả (Trích nguồn: http://vnbet.vn/hanh-trang-chu-thien-duc-xu-quang/18-hoa-thuong-thich-thien-qua-4341.html)  

Hòa Thượng

THÍCH THIỆN QUẢ

( 1881 – 1962 )

Trụ Trì Chùa Chúc Thánh – Hội An

Hòa thượng thế danh Dương Văn Y, sinh ngày 23 tháng Chạp năm Tân Tị (1881), nhằm vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức triều Nguyễn tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do túc duyên nhiều đời nên Ngài sinh vào gia đình chánh tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Thi An, pháp danh Chương Thái, hiệu Quảng Liên và thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Toại. Tuổi đồng ấu, Hòa thượng có tướng mạo rất đoan nghiêm, thông minh khác chúng. Lên 10 tuổi, Ngài có ý định xuất gia nên song thân đưa Ngài đến chùa Hội Phước tại xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, Quảng Nam để tu học với Hòa thượng Như Lý-Hoằng Khâm. Tại chùa Hội Phước, Hòa thượng tinh tấn tu học nên không bao lâu đã làu thuộc hai thời công phu cũng như các luật nghi của người mới nhập đạo. Hòa thượng Hoằng Khâm thấy Ngài sáng dạ, tương lai có thể là một bậc Long Tượng của Phật pháp nên đã đưa Ngài về tổ đình Chúc Thánh để tu học, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 15 tuổi. Ngài được tổ Ấn Bính-Phổ Bảo nhận làm đệ tử và cho pháp danh Chơn Chứng, nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 40 và cũng là thế hệ thứ 7 pháp phái Chúc Thánh. Năm 17 tuổi, Ngài ra Tam Thai học tập kinh luật với các Hòa thượng Từ Trí, Từ Nhẫn v.v… trong thời gian 4 năm. Sự tu học của Ngài tiến bộ vượt bậc nên vào năm Tân Sửu (1901), Ngài được Bổn sư cho thọ Sa Di giới tại giới đàn chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 21 tuổi. Sau khi thọ giới, Ngài xin Bổn sư được vào tham cứu giáo lý với các vị tôn túc tại Phú Yên như Hòa thượng Pháp Tạng, Pháp Hỷ v.v… Năm Canh Tuất (1910), Ngài được thọ Đại giới tại đại giới đàn chùa Phước Lâm do tổ Vĩnh Gia làm Đàn đầu Hòa thượng, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 30 tuổi. Sau khi thọ giới, Hòa thượng xin phép Bổn sư tiếp tục vào tu học tại chùa Từ Quang ở Phú Yên. Ngài tham học tại Từ Quang được một thời gian thì Bổn sư gọi Ngài về và ấn chứng kế thừa trụ trì Chúc Thánh, bấy giờ là năm Giáp Dần (1914), Ngài vừa tròn 34 tuổi. Cũng trong năm này, Ngài được tổ Vĩnh Gia phú pháp hiệu là Thiện Quả. Hòa thượng về trụ trì Chúc Thánh một thời gian thì đạo phong của Ngài đã lan tỏa khắp nơi, đồ chúng theo về tu học rất đông và ngày mồng 8 tháng 9 năm Canh Thân (1920) nhằm năm Khải Định thứ 5, chùa Chúc Thánh được triều đình ban biển nghạch Sắc Tứ. Năm Mậu Ngọ (1918), Ngài được cung thỉnh  làm Đệ Nhất Tôn Chứng trong giới đàn tại chùa Báo Quốc-Huế. Năm Giáp Tý (1924), Ngài lại được chư sơn Huế cung thỉnh làm Đệ thất tôn chứng tại giới đàn chùa Từ Hiếu do Hòa thượng Tâm Tịnh làm Đàn Đầu. Năm Mậu Thìn (1928), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhất Tôn Chứng Sư trong đại giới đàn tại chùa Từ Vân-Đà Nẵng. Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài đứng ra trùng tu lại phương truợng chùa Chúc Thánh. Năm Quý Dậu (1933), nhằm năm Bảo Đại thứ 8, vào ngày mồng 8 tháng 7, Ngài được triều đình sắc phong Tăng Cang chùa Chúc Thánh và ban cho giới đao, độ điệp. Vào những năm 1930-1940, phong trào chấn hưng Phật giáo dấy lên mạnh mẽ khắp nơi, Hòa thượng được cung thỉnh Chứng minh đạo sư cho Hội An Nam Phật Học tại Quảng Nam. Năm Giáp Tuất (1934), Ngài được cung thỉnh làm Giáo Thọ A-Xà-Lê tại giới đàn chùa Thạch Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Bính Tý (1936), vào ngày 17 tháng 4 nhằm năm Bảo Đại thứ 11, Ngài  được triều đình sắc phong Tăng Cang Tam Thai - Linh Ứng nhị tự. Năm Canh Thìn (1940), Ngài được quý Hòa thượng Huệ Chấn cũng như sơn môn Chúc Thánh tại Gia Định cung thỉnh vào chứng minh trường kỳ mở tại chùa Hưng Long. Năm Giáp Ngọ (1954), Ngài trùng tu ngôi chánh điện, Đông đường, Tây đường khang trang để có nơi cho chư Tăng tu học và tạo cho Chúc Thánh có một nét kiến trúc đặc biệt xứng đáng với tầm vóc Tổ đình của một thiền phái lớn. Là một bậc cao tăng, Hòa thượng đã đào tạo được nhiều tăng tài cho Phật giáo Xứ Quảng. Đệ tử xuất gia của Ngài có đến hằng trăm và đều là những đống lương của Phật giáo Quảng Nam trong thời hiện đại và có một số vị hoằng hóa tại các tỉnh thành phía Nam cũng như hải ngoại như: Cố Hòa Thượng Thích Trí Giác: Trụ trì chùa Phước Lâm – Tam Thai. Cố Hòa Thượng Thích Trí Nhãn: Trụ trì tổ đình Chúc Thánh. Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh: Trụ trì chùa Pháp Bảo. Cố Hòa Thượng Thích Như Vạn: Trụ trì chùa Phước Long. Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm: Trụ trì chùa Bửu Đà – Sài Gòn. Cố Hòa Thượng Thích Như Huệ: Khai sơn chùa Pháp Hoa – Nam Úc Vào mùa hạ năm Nhâm Dần (1962), Ngài thị bịnh và viên tịch ngày mồng 6 tháng 7, thế thọ 82 tuổi. Bảo tháp của Ngài được môn đồ an trí bên cạnh tháp tổ Minh Hải trong khuôn viên tổ đình Chúc Thánh. Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, tại Quảng Nam, Ngài đã cùng Hòa thượng Phổ Thoại lãnh đạo Tăng tín đồ xây dựng lại nền đạo giáo vốn bị suy đồi do Thực dân gây nên. Công đức và đạo hạnh của Ngài vẫn mãi tỏa rạng trong dòng sử Phật giáo đất Quảng. Phụ Lục: Chuyện kể về Hòa thượng Thiện Quả.
  1. Chuyện về đức độ của Hòa thượng:
Một lần, một đạo hữu trong phố Hội An có con trẻ bị người âm nhập. Vị ấy ra mời Hòa thượng vào chữa trị. Hòa thượng vốn không thích việc chữa trị tà ma nhưng vì cảm tình bổn đạo nên Ngài hứa khả vào cầu an. Buổi chiều chạng vạng, Ngài cùng với đệ tử Trí Nhãn khăn đảy vào phố. Khi đến gần miếu Ông Cọp, thấy có người đội nón cời ngồi chắn giữa đường. Hòa thượng hỏi: - Ai ngồi giữa đường đó? Người ấy trả lời: - Là tôi? - Tôi là ai? - Là ma đây. - Vậy chứ ngồi đây làm gì? Ma kia trả lời: - Thưa Hòa thượng!Tôi vốn là cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa, đói khát cơ nhở. Nay tôi bắt thằng bé này để nhà nó cúng cho tôi ăn, nếu Ngài vào thì làm sao tôi ăn được. Hòa thượng bèn khuyên: - Thôi đừng làm việc ác đức đó, hãy tha cho người ta đi rồi về chùa tôi cúng cho mà ăn.  Sau đó Hòa thượng vào tụng thời kinh Phổ Môn cầu an và đứa bé hết bệnh. Xong rồi Ngài về chùa nấu cháo cúng thí. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức độ của Hòa thượng cảm hóa được quỷ thần, khiến họ không còn quấy nhiễu nhân gian. Điều này khiến chúng ta càng hiểu rõ hơn câu nói của người xưa: "Đức trọng quỷ thần kinh"
  1. Chuyện về chẩn tế cô hồn:
Hằng năm vào ngày rằm tháng 7, phần lớn các chùa đều chẩn tế âm linh cô hồn để cầu âm siêu dương thạnh. Riêng tại Chúc Thánh thì Ngài không chủ trương như vậy. Thỉnh thoảng quý thầy cũng xin được lập đàn chẩn tế nhưng Hòa thượng khước từ. Mỗi chiều rằm tháng 7, Hòa thượng cùng đại chúng đem khoa Du Già lên chánh điện tụng đọc để cầu siêu thôi, chứ không làm rình rang như các chùa khác.
  1. Chuyện mở giới đàn:
Sau giới đàn Từ Vân năm 1928 thì Quảng Nam gần như không mở giới đàn. Thỉnh thoảng Hòa thượng Đương Như-trụ trì chùa Long Tuyền xuống đàm đạo và khẩn khoản xin Ngài mở giới đàn tại Chúc Thánh và tôn Ngài lên ngôi Đường đầu Hòa thượng. Tuy nhiên Hòa thượng từ chối và nói: tôi nhiều lần được thỉnh làm tôn chứng, giáo thọ ở các đàn giới, thấy giới tử lạy lục cầu xin thọ giới mà hổ thẹn. Mình giới đức không bao nhiêu mà để người ta lạy nhiều, tổn phước lắm. Những mẫu chuyện về cuộc đời của Ngài đã được chư vị tôn đức lưu truyền. Xin trân trọng gi lại nơi đây để làm rõ nét hơn về đạo đức và sự khiêm cung của một bậc danh tăng nơi xứ Quảng. sau đây vài hình ảnh tiêu biểu trong buổi lễ:

Hưng Phú

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online