22/04/2018 17:26

NHẬN THỨC NGHIỆP VỤ TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO QUA BẢY CHỮ VÀNG CỦA HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH

“Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, câu thành ngữ này, người đệ tử Phật ai cũng biết đến. Vậy từ ý nghĩa của nó, mặt nhiên một điều, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật. Và đã gọi là thiêng liêng, có nghĩa là không có một lý sự gì về hoằng pháp hay không hoằng pháp, cố nhiên đệ tử Phật phải truyền bá chánh pháp, đó là bản nguyện của người tu. Và câu thành ngữ đó, còn nói lên một ý nghĩa rất quan trọng, đó là làm sao Phật pháp được phổ cập. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, phương pháp nào để Phật pháp được lan toả và khi có phương pháp rồi thì định hướng hoạt động của nó ra sao. Nhân dịp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp” và tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch “ Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép” cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng, được tổ chức tại huyện đảo Phú Quốc ( từ ngày 19 – 22/4/2018), người viết trình bày một số nội dung từ góc nhìn Báo chí về các vấn đề nêu trên.
NHẬN THỨC NGHIỆP VỤ TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO QUA BẢY CHỮ VÀNG CỦA HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH
Vấn đề một: Phương pháp nào để Phật pháp được lan toả. Câu trả lời ở đây là truyền thông, cụ thể hơn là báo chí, hiểu báo chí ở một khái niệm rộng. Trước hết, tìm hiểu sự ra đời của Tam Bảo. Nếu như Đức Phật sau khi chứng ngộ, Ngài không truyền thông sự chứng ngộ của Ngài thì không có Phật giáo như ngày hôm nay. Hình ảnh Ngài và Tăng đoàn đi khất thực đó là một hình ảnh truyền thông cổ xưa nhất của đạo Phật, hiệu ứng của nó là lan toả và tạo ra một cái nhìn, một dư luận mới trong xã hội. Ví dụ hai, nếu như vàng ở một nơi kín đáo, không người biết đến thì vàng đó không có giá trị, cũng như bao vật chất khác, đến khi người ta biết nó, nó mới có giá trị. Một ví dụ hiện thực khác, chúng ta đặt câu hỏi, tại sao quý Tôn đức trưởng thượng có nhiều bài giảng hay, lỗi lạc về Phật học nhưng ít người biết đến, quý tu sĩ trẻ lại nhiều người biết, có nhiều nguyên nhân nhưng chắc ở đây là vấn đề truyền thông của các Tăng sĩ trẻ tốt hơn quý Tôn đức. Chính vì truyền thông có sức mạnh như vậy, nên các nhà nghiên cứu truyền thông đã nhận định, truyền thông là quyền lực thứ tư của nhân loại, đứng sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Truyền thông thêu dệt ra mạng lưới dư luận xã hội, định hướng suy nghĩ và nhận thức. Đó là lý do tại sao Donald Trump dành được phiếu bầu cử, vì rằng ông có chiến lược truyền thông qua mạng xã hội rất tốt, là một trong những nguyên nhân lớn giúp ông chiến thắng trước các đối thủ khác. Nhận thức tầm quan trọng và sức mạnh báo chí truyền thông như vậy, để ý thức rằng nó là phương pháp hiệu quả để Phật pháp được phổ biến hay nói cách khác hoằng pháp có hiệu quả. Vì rằng, chúng ta không phải lấy thước đo thời gian, hay miệt mài lao động mà rằng, hiệu quả nằm ở phương pháp làm việc chứ không phải các yếu tố nêu trên. Chúng ta không tìm ra phương pháp làm việc thì giống như cố công lấy cát nấu thành cơm. Vấn đề hai:Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”, trích văn kiện Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII. Nội dung trọng tâm hoạt động thứ Tám này của Trung ương GHPGVN được xem như quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí, từ góc độ báo chí truyền thông. Nó như cương lĩnh đối với người làm công tác truyền thông Phật giáo. Mỗi loại báo, truyền thông không ngoài phục vụ cho một thể chế chính trị, phải đi theo quan điểm, chủ trương cơ bản mà tổ chức ấy đề ra; truyền thông Phật giáo cũng như thế, không thể đi trịch quỹ đạo mà Trung ương GHPGVN đã nêu về vấn đề truyền thông, nhìn từ góc độ tổ chức. Qua đó, chúng ta rất mừng về việc quý chư Tôn đức lãnh đạo giáo hội đã kịp thời nhìn ra tầm quan trọng, chức năng của truyền thông để phát triển Hoằng pháp, cũng chính là phổ cập Phật giáo trong nhân sinh. Đây là một nhận thức hơi muộn nhưng đã nhìn ra, đưa vào văn kiện là rất đúng; đồng thời tạo ra định hướng về phương pháp hoằng pháp hiệu quả, cụ thể ở đây là “ truyền thông như một kênh hoằng pháp” cho thế hệ Tăng Ni trẻ trong vấn đề cách chuyển tải Phật pháp. Vậy, từ góc độ người làm báo, chúng tôi kiến nghị những người làm công tác truyền thông Phật giáo xem đây là cương lĩnh như báo chí cách mạng xem quan điểm của Đảng về báo chí là cương lĩnh hoạt động trong lãnh vực này. Vấn đề ba: Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”, tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch TƯ. GHPGVN cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng. Trước hết, đây là điều nói lên sự quan tâm đặc biệt của Hoà thượng Chủ tịch đối với truyền thông Phật giáo, đường lối chung của T.Ư GHPGVN. Bảy chữ Hoà thượng tặng cho khoá tập huấn được hiểu có ba từ: tâm trong; trí sáng; ngoài bút thép. Từ góc độ báo chí, có thể nói ba từ của Hoà thượng tặng là điều kiện cần đối với người làm công việc truyền thông Phật giáo, nó tương xứng với báo chí bên ngoài như sau: Tâm trong: tương ứng với đạo đức báo chí bên ngoài. Ngành nghề nào cũng đặt đạo đức lên hàng đầu, nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Báo chí cũng thế, Nhà nước có quy định mười điều đạo đức đối với người làm báo. Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo luôn tuân thủ đạo đức, giới luật của Phật giáo, và cần tìm hiểu thêm về đạo đức báo chí bên ngoài, vì đây là một hoạt động đặc thù. Trí sáng: tương ứng với kiến thức chuyên môn. Người làm việc truyền thông, đặc biệt truyền thông Phật giáo, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, còn cần kiến thức Phật học cơ bản. Vì rằng, ngoài đặc thù của truyền thông, còn có đặc thù của Phật giáo. Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo, trước khi thực hiện một thông tin, cần ý thức đến kiến thức nghiệp vụ báo chí và kiến thức Phật học để định hướng công việc của mình. Ngòi bút thép: tương ứng với bản lĩnh của người làm báo. Người làm báo phải đối diện gian khổ, thử thách, cám dỗ, đối diện khủng hoảng thông tin, thế lực uy hiếp v.v… Ở đây, có thể vận dụng Bát phong (Bát phong gồm có bốn điều phước lành và bốn điều bất trắc như sau: “thịnh và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc) trong Phật học để tôi luyện bản lĩnh của người làm truyền thông Phật giáo; nói ngắn gọn là thuận duyên và nghịch duyên, người làm truyền thông cần tỉnh táo, bản lĩnh vượt qua. Như vậy, có thể nói chủ trương của T.Ư GHPGVN là cương lĩnh, bảy chữ vàng của Hoà thượng Chủ tịch là trang bị điều kiện cần và đủ cho người làm truyền thông Phật giáo. Tất cả không ngoài mục đích hoằng truyền chánh pháp, phổ độ chúng sanh một cách có khoa học và có định hướng, chiến lược rõ ràng để đạt hiệu quả. (Nguồn: www.phatgiaolongan.org)
Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online