29/01/2021 12:07

Tịnh xá Ngọc Viên và câu chuyện về một nhà Sư làm ruộng

PSO - Đến thăm huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận có một ngôi Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 3 của Phật giáo hệ phái Khất sĩ, đó là tịnh xá Ngọc Viên. Ngôi Tịnh xá được Đại lão HT.Thích Giác Y - Nguyên Phó trưởng BTS GHPGVN TP.Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Đệ nhị Chứng minh Hệ phái Khất sĩ Trụ trì Tổ đình Ngọc Hải TP.Cam Ranh - khai sơn và kiến tạo từ năm 2002.

Trụ trì ngôi Tịnh xá Ngọc Viên hiện nay là ĐĐ.Thích Giác Từ, đệ tử của HT Giác Y), với nhiều công việc Phật sự trong Giáo hội, hiện là Ủy viên BTS Phật giáo tỉnh Ninh Thuận, Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nhưng ĐĐ.Giác Từ cũng là một nhà Sư rất thành thạo các công việc của một nhà nông, trong tinh thần Bồ-tát hạnh nhập thế với bà con miền núi nghèo nơi đây.

Từ quốc lộ 27 men theo con đường đất đỏ còn có nhiều ổ gà, ổ voi; đi khoảng hơn 1,5km đường đá sỏi. Đến với ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại thôn Trà Giang 1, xã Trường Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, mọi người đều có thể cảm nhận được không khí thiền trang nghiêm, linh thiêng mà gần gũi, như trở về với chân như Phật tính trong chính mình.

Với dáng người nhỏ nhắn nước da ngăm đen, gặp đoàn chúng tôi khi vừa đi thăm cánh đồng lúa mới gieo xạ về Đại đức vui vẻ cho biết: Ngôi Tịnh xá Ngọc Viên có diện tích rộng khoảng hơn 5 ha, trong đó 50% là đất để sản xuất nghiệp trồng lúa. Ngôi Tịnh xá được xây dựng trên một ngọn đồi, phía trước là thung lũng với cánh đồng lúa bát ngát.

Tịnh xá Ngọc Viên được HT.Thích Giác Y trên đường du hóa tới huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận kiến tạo vào tháng 7 năm 2002. Từ khi mới thành lập, Hòa thượng cấp một căn nhà sàn lợp mái lá làm nơi tu hành hướng dẫn bà con Phật tử địa phương nơi đây tu tập, từ đó dần dần phát triển kiến thiết thêm các công trình tâm linh trong khuôn viên như Chánh điện, lầu Quan âm, nhà khách, nhà Tăng, vườn Lâm tỳ ni và các công trình khác được khang trang như ngày hôm nay.

Năm 2012, Đại đức Giác Từ trụ trì và quản lý ngôi tự viện này. Cũng như các cơ sở Tự viện khác, hoạt động Phật sự của tịnh xá có các thời khóa,tu học, công quả, hoằng pháp và từ thiện vv.... Nhưng một nét đặc biệt là Đại Đức Trụ trì nơi đây đã dành một thời gian đáng kể để tham gia trực tiếp sản xuất trên 2,5 ha đất nông nghiệp trồng lúa đã khai hoang tại thung lũng trong khuôn viên của Tịnh xá Ngọc Viên.

Được theo chân ĐĐ.Giác Từ ra thăm cánh đồng lúa mới gieo xạ trên vùng thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng nên cây lúa phát triển khá tốt. Với phương châm canh tác hữu cơ không dùng các chất hóa học nên chất lượng lúa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao. Mỗi năm Tịnh xá sản xuất 2 vụ lúa, mỗi vụ thu hoạch khoảng trên dưới 10 tấn lúa, đủ cho nhu cầu sinh hoạt của chư Tăng trong Tịnh xá và còn cung cấp một phần thực phẩm sạch cho bà con Phật tử địa phương.

ĐĐ.Thích Giác Từ là một trong các đệ tử của HT.Giác Y, từ khi xuất gia theo thầy học đạo. Được sự chỉ bảo cặn kẽ của Hòa thượng bổn sư,  ĐĐ.Thích Giác Từ cũng có một lối sống rất giản dị mộc mạc. Ngoài thời gian cho công việc Phật sự tại BTS huyện Ninh Sơn, chăm lo Phật sự cho Phật tử tại địa phương nơi trú xứ, ĐĐ.Giác Từ còn tham gia trực tiếp vào công việc trồng lúa trên cánh đồng.

Việc nhà sư làm ruộng có từ thời Tổ Bách Trượng với câu nói “một ngày không làm, một ngày không ăn”, cũng chính là tinh thần “tứ nhiếp Pháp” của Phật giáo khi nhập thế mà Phật giáo thời Lý-Trần cũng đã phát huy cao độ.

Duyên lành được thăm ngôi Tịnh xá Ngọc Viên tại vùng rừng núi tỉnh Bình Thuận, được tâm sự trò truyện và lắng nghe tâm sự của Đại đức Trụ trì chia sẻ tâm tư, trong lòng chúng tôi thấy khởi lên một niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đạo pháp đang phục hưng thời hiện đại. Có lẽ, cái làm nên sức mạnh của Phật giáo Việt Nam là ở tinh thần dung hợp, tiếp thu có chọn lọc, cùng chung sống hòa bình, đa màu sắc tông phái nhưng tất cả đều dựa trên các giáo lý chính của nhà Phật là Giới - Định - Tuệ, Văn - Tư - Tu, tứ diệu đế, bát chánh đạo; nhận thức sâu sắc "về khổ - vô thường - vô ngã - duyên sinh", từ bi hỷ xả vô ngã vị tha.

PV: Tronghaitb

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online