TT.Thích Minh Nhẫn thuyết giảng đề tài “Hoằng pháp thời đại công nghệ số” tại khoá Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0

PSO - Chiều ngày 22/7/2021 (nhằm ngày 13/6 năm Tân Sửu), TT. Thích Minh Nhẫn - Phó ban, Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online (PSO) đã có buổi thuyết giảng chủ đề  Hoằng pháp thời đại công nghệ số”, tại khoá Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com.

Trong buổi thuyết giảng, TT. Thích Minh Nhẫn đã nêu lên 3 nội dung chính: Giới thiệu khái quát về công nghệ số; Ứng dụng công nghệ số vào công tác hoằng pháp; Thách thức và nguy cơ. Trong khuôn khổ của bài giảng, Thượng tọa chia sẻ 2 nội dung : “Giới thiệu khái quát về công nghệ số; Ứng dụng công nghệ số vào công tác hoằng pháp”. Và nội dung “Thách thức và nguy cơ” sẽ được trình bày vào trong buổi học tiếp theo.

Giới thiệu khái quát về công nghệ số: Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa (hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi thẻ Căn cước công dân – trong thẻ CCCD sẽ số hoá toàn diện thông tin của mỗi cá nhân. Chúng ta phải tiếp cận và thay đổi từ những phương pháp truyền thống sang số hoá (văn phòng lưu trữ giấy tờ chuyển đổi thành văn phòng không giấy tờ).

Chúng ta sống trong cuộc cách mạng lần thứ 4 đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số công nghiệp 4.0.Thượng toạ cũng giới thiệu đến các học viên về 3 cuộc cách mạng nhân loại đã chứng kiến: (1) Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên từ năm 1784 được bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí; (II) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp (năng lượng điện); (III) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào những năm thập niên 1960 với sự ra đời của máy móc tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau qua: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet…;

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (thời đại công nghệ 4.0) là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Cuộc cách mạng này dự kiến ​​sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 này, có 3 yếu tố cốt lõi gồm các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo; Vạn vật kết nối; Dữ liệu điện toán đám mây (lưu trữ dữ liệu lớn).

Ứng dụng công nghệ số vào công tác hoằng pháp đó là nhiệm vụ của tu sĩ làm lợi ích cho chúng sanh. Quan điểm và chủ trương của GHPGVN đối với công tác hoằng pháp trong thời đại kỷ nguyên số, năm 2017, tại Nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII, điểm 8 của phương hướng hoạt động Phật sự có 2 nội dung: “Đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp”;và “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước…” đã trực tiếp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội trong đó con người, hoạt động hoằng pháp… Trong thời gian qua, Ban Hoằng pháp TƯ cũng đã phối hợp cùng PSO đã triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Việc ứng dụng công nghệ số vào trong công tác hoằng pháp đó là chúng ta thiết lập cơ sở hoằng pháp của riêng mình trên không gian mạng. Hiện nay, mạng xã hội facebook, Fanpage, zalo, youtube…là những mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng với đối tượng sử dụng đa dạng. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái. Chúng ta phải cập nhận và mở rộng các kênh hoằng pháp online riêng của chùa, của cá nhân để kết nối với đại chúng để chia sẻ pháp thoại, giáo lý của đức Phật đến với đại chúng qua các trang website, ipad, máy tính và điện thoại thông minh…

Khi tham gia mạng xã hội chúng ta sẽ tiếp cận với những người thật, người ảo (giả mà thật, thật và giả, trong giả có thật, trong thật có giả) các nick vừa ảo, vừa thật…Họ giấu con người thật của mình đằng sau những nick ảo, nhưng tất cả các nội dung ảo, thật, giả đó đều do con người tạo ra. Chúng ta tham gia mạng xã hội phải nhìn bằng con mắt Tuệ của người con Phật tỉnh táo (lục căn) để khi truyền bá chánh pháp với phương châm “Dùng hoa thơm để lấn át cỏ dại”;  “Miệng ta là cánh hoa sen, mỗi khi hé nở miệng ta thơm lừng” đến với đại chúng.

Xây dựng website riêng tên, địa chỉ rõ ràng để giới thiệu hoạt động Phật sự của mình. Trong website quý vị đăng tải những hoạt động của Giáo hội các cấp, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni trong cả nước và có thể trực tiếp tương tác với thính chúng trong việc hoằng dương chánh pháp truyền bá giáo Pháp của đức Phật đến với đại chúng. Mỗi giảng sư hãy xem website chính là căn nhà của mình, các vị có thể chăm chút cho ngôi nhà của mình, đưa những video đã có trước đây lên ngôi nhà để cho các cư sĩ Phật tử và những người có cảm tình với đạo Phật có thể vào để xem và học tập giáo Pháp của đức Phật nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp từ ngôi nhà của mình đến với đại chúng trên không gian mạng để áp dụng vào trong cuộc sống.

Hiện nay, mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người. Vì vậy, mỗi Tăng ni, Phật tử hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh theo tinh thần chánh niệm để cùng góp tiếng nói chung, những hình ảnh tốt đẹp để tuyên truyền xây dựng xã hội văn minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Hoằng pháp hay hoằng dương chánh pháp trở thành nhiệm vụ then chốt, quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Đặc trưng của hoạt động hoằng pháp là luôn linh hoạt, gắn liền với tinh thần khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời. Chúng ta hãy xem mạng xã hội chính là căn nhà của mình, để chăm chút, xây dựng cho căn nhà ngày càng đẹp hơn. Mỗi một tu sĩ hãy là những nhà hoằng pháp xử dụng mạng xã hội và truyền thông một cách thông mình nhằm truyền tải, chia sẻ những nội dung tốt đẹp trên facebook, Fanpage, zalo, youtube …để lan tỏa giáo lý của đức Thế Tôn, đem lại sự an lạc, giải thoát cho và lan tỏa những điều tốt đẹp đến với tất cả mọi người trên không gian mạng và trong cuộc sống đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Kỷ nguyên số thời đại 4.0.

PSO

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online